Phiên đấu giá diễn ra với cách thức đấu giá từng thửa đất, bỏ phiếu kín, khác với phiên đấu giá mới nhất tại Hoài Đức là với nhiều vòng đấu, tối thiểu qua 6 vòng.
Theo kết quả sơ bộ, toàn bộ 39 lô đất đều đã bán đấu giá thành công. Trong đó, lô cao nhất trúng với giá 60 triệu đồng/m2, gấp 2,6 lần mức khởi điểm. Lô đất có diện tích gần 149m2. Như vậy, người trúng sẽ phải bỏ ra khoảng 9 tỷ đồng.
Phần lớn các thửa đất đều được trả với mức giá trên dưới 40 triệu đồng/m2. Lô trúng thấp nhất là hơn 24 triệu đồng/m2.
Khảo sát ở các khu dân cư xung quanh khu đất đấu giá, đất mặt đường rơi vào khoảng 40 triệu đồng/m2, đất trong ngõ khoảng 20-30 triệu đồng.
So về mặt bằng giá, mức trúng đấu giá cao hơn khoảng 1,5 lần so với khu vực gần đó.
Một người tham gia phiên đấu giá cho biết, trước cuộc đấu giá, nhiều khách hàng đã chủ động khảo sát thị trường và nghiên cứu thửa đất phù hợp với nhu cầu. Việc xác định giá khi tham gia đấu dựa trên tình hình tài chính cụ thể của bản thân và mức độ tiềm năng của đất đai trong khu vực.
Cũng như nhiều cuộc đấu giá trước, trong khi phiên đấu giá đang diễn ra cho tới lúc kết thúc, ngoài hội trường, trên nhiều hội nhóm mua bán nhà đất đã xuất hiện những môi giới nhận mua bán “sang tay” các lô đất trúng, với giá chênh từ hơn 100-300 triệu đồng/lô.
Tháng 9 tới, huyện Phúc Thọ cũng có kế hoạch đấu giá quyền sử dụng 50 thửa đất.
Cụ thể, 30 thửa thuộc TT01, TT03, TT04, TT06, TT07 khu Dộc Tranh, xã Trạch Mỹ Lộc, diện tích từ hơn 85-162m2, giá khởi điểm 23,4 triệu đồng/m2.
9 thửa đất thuộc TT08 khu Đồng Phươm, xã Thọ Lộc, diện tích từ 134-185m2, giá khởi điểm 19,8 triệu đồng/m2.
11 thửa khu Hương Nam, xã Xuân Đình diện tích từ hơn 99-196m2, giá khởi điểm 25 triệu đồng/m2.
Cuộc đấu giá dự kiến diễn ra chiều 10/9.
Mới đây, quận Hà Đông đã tạm hoãn và chưa xác định ngày mở lại phiên đấu giá 27 thửa đất tại các phường Phú Lương, Yên Nghĩa và Dương Nội. Ban đầu, theo kế hoạch, phiên đấu giá sẽ tổ chức vào ngày 7/9.
Cuối tuần trước, huyện Hoài Đức thông báo dừng đấu giá 52 lô vào đầu tháng 9 để chờ đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra các vấn đề liên quan.
" alt=""/>Hàng trăm người đấu giá 39 lô đất ven Hà Nội, giá trúng cao nhất 60 triệu/m2Cụ thể, quy định về hồ sơ cấp chứng thư số của thuê bao tại Điều 23 của Nghị định 130 đã được sửa đổi và bổ sung, với yêu cầu ngoài đơn đề nghị cấp chứng thư số dạng bản giấy hoặc điện tử theo mẫu của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng (CA công cộng), hồ sơ kèm theo cả cá nhân cần có một trong các loại tài liệu là thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước, hộ chiếu, tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
Với tổ chức, tài liệu kèm theo gồm: Quyết định thành lập hoặc quyết định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức (hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hay giấy chứng nhận đầu tư) và Thẻ căn cước công dân (hoặc thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước, hộ chiếu) của người đại diện theo pháp luật của tổ chức; hoặc sử dụng tài khoản định danh điện tử của tổ chức.
Nghị định mới quy định rõ, cá nhân, tổ chức có quyền lựa chọn nộp bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao trình kèm bản chính để đối chiếu hoặc cung cấp dữ liệu điện tử để tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng sử dụng, khai thác theo quy định tại khoản 4 của điều này.
Trường hợp cá nhân, người đại diện theo pháp luật của tổ chức cung cấp hoặc sử dụng thông tin trong thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước hoặc thông tin trong tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của cá nhân hay thông tin trong tài khoản định danh của tổ chức thì CA công cộng sẽ khai thác dữ liệu trong chip điện tử, dữ liệu của tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của cá nhân, tài khoản định danh điện tử của tổ chức và không yêu cầu cá nhân, người đại diện theo pháp luật của tổ chức nộp các tài liệu kèm theo.
Điều kiện cần để CA công cộng thực hiện được việc trên là CA đã có văn bản chấp thuận cho phép thực hiện kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử theo quy định pháp luật về định danh và xác thực điện tử hoặc có đầy đủ phương tiện đọc dữ liệu trong chip điện tử, dữ liệu trong tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
Về chứng thư số, chữ ký số nước ngoài tại Việt Nam, Nghị định mới sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 của điều 46 về điều kiện cấp giấy phép sử dụng quy định tại Nghị định 130 năm 2018. Theo đó, thuê bao sử dụng chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam phải có tài khoản định danh điện tử hoặc một số loại giấy tờ sau để xác thực thông tin trên chứng thư số: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, quyết định thành lập...
Thôn thông minh
Thôn Quang Trung có 308 hộ với 1.200 nhân khẩu. Thôn được công nhận là thôn NTM kiểu mẫu từ năm 2022 với hạ tầng kỹ thuật khu dân cư được đầu tư bài bản và đồng bộ.
Trưởng thôn Quang Trung Lê Văn Phượng, cho biết: Khi triển khai xây dựng thôn kiểu mẫu, với nhiều hình thức kêu gọi xã hội hóa, thôn đã huy động sự đóng góp của Nhân dân xây dựng hệ thống điện chiếu sáng công cộng được 2,35km; thảm bê tông nhựa mặt đường tuyến số 5 được 300m; hỗ trợ Nhân dân tháo dỡ tường rào cũ, xây tường rào mẫu dài 300m; quét vôi ve tường rào; xây dựng khu thể thao, hệ thống thoát nước, bổ sung tấm đan rãnh, chỉnh trang khuôn viên nhà văn hóa, trồng cây hoa, cây bóng mát dọc tuyến đường và khu công cộng...
Đặc biệt, trong quá trình triển khai xây dựng mô hình “thôn thông minh”, mô hình “thôn sáng, xanh, sạch, đẹp và an toàn”, người dân trong thôn đã ứng dụng công nghệ số vào cuộc sống hàng ngày, giúp mọi việc dễ dàng và thuận tiện hơn. Hơn 70% người dân trong độ tuổi lao động sống trên địa bàn thôn có tài khoản thanh toán điện tử. Người dân thường sử dụng tài khoản thanh toán điện tử để thanh toán cho việc sử dụng các dịch vụ số, phục vụ nhu cầu thiết yếu.
Cán bộ thôn đã biết ứng dụng các nền tảng số để thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền trong thôn. Nhóm zalo “Thôn Quang Trung” với 235 thành viên trở thành kênh thông tin cung cấp, trao đổi tin tức hoạt động tại địa phương. Ban cán sự thôn còn triển khai cài đặt ứng dụng chuyển đổi số huyện Hoằng Hóa thông qua app tương tác HoangHoaS để tiếp thu trực tiếp ý kiến của người dân phản ánh các ý kiến về kết quả xây dựng thôn thông minh.
Khi lựa chọn mô hình ứng dụng công nghệ thông tin, thôn đã xây dựng thành công mô hình chuyển đổi số vào lĩnh vực an ninh trật tự (ANTT), an toàn giao thông (ATGT), đầu tư kinh phí lắp đặt 12 mắt camera an ninh để giám sát ANTT trên địa bàn. Các camera được tích hợp lên ứng dụng, cho phép người dân cùng tham gia giám sát.
Hướng tới xã kiểu mẫu về chuyển đổi số
Xã Hoằng Đồng được công nhận là xã NTM nâng cao từ cuối năm 2020. Xác định XDNTM là nhiệm vụ trọng tâm, toàn diện, lâu dài, là quá trình thực hiện thường xuyên, liên tục và không có điểm dừng, Hoằng Đồng tiếp tục nỗ lực để trở thành xã NTM kiểu mẫu.
Để thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, xã đã kiện toàn ban chỉ đạo xây dựng xã NTM kiểu mẫu và phát triển đô thị; phân công thành viên phụ trách từng tiêu chí và các thôn. Các nội dung thực hiện đi vào cụ thể từng nhiệm vụ và được triển khai nghiêm túc với quyết tâm cao.
Về cơ chế, chính sách, cùng với sự hỗ trợ của cấp trên, HĐND xã đã ban hành nghị quyết hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, nhằm duy trì và nâng cao các tiêu chí xã NTM nâng cao và xây dựng tiêu chí nổi trội trong XDNTM kiểu mẫu theo bộ tiêu chí ở giai đoạn mới. Từ sự hỗ trợ, kích cầu đó, Nhân dân đồng thuận, tích cực tham gia vào phong trào “Toàn dân đoàn kết XDNTM và đô thị văn minh”. Nhân dân đóng góp, ủng hộ hơn 32 tỷ đồng để xây dựng các công trình phúc lợi tại địa phương.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cùng với sự đồng lòng ủng hộ của người dân địa phương, Hoằng Đồng đã đạt được nhiều thành quả trên các lĩnh vực. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 73,84 triệu đồng/năm. Đặc biệt, công cuộc XDNTM ở Hoằng Đồng hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân thông qua lĩnh vực nổi trội là chuyển đổi số.
Xã đã sớm triển khai, thực hiện thí điểm các mô hình chuyển đổi số "3 không” trong chuyển đổi số (không phải khai báo thông tin nhiều lần trong thực hiện dịch vụ công; không dùng tiền mặt trong một số dịch vụ thiết yếu và không cần tiếp xúc trực tiếp với chính quyền).
100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết cấp xã được tạo mã QR nhằm thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình tra cứu. Trụ sở UBND xã và hội trường UBND xã đã được lắp đặt wifi phục vụ nhu cầu sử dụng của cán bộ, công chức và người dân đến làm việc. Bưu điện văn hóa xã trở thành địa điểm phục vụ nhu cầu sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân. 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được giải quyết trực tuyến; cán bộ, công chức của xã được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức kỹ năng số và an toàn thông tin.
Mô hình “Chính quyền thân thiện vì Nhân dân phục vụ” phát huy hiệu quả. Mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính trong 3 năm liên tiếp (từ 2021 đến 2023) được đánh giá xuất sắc. Đài truyền thanh xã ứng dụng công nghệ thông tin bằng hệ thống thiết bị tích hợp tự động.
Ngoài ra, 100% số nhà của từng hộ gia đình và thông tin cơ bản của từng hộ niêm yết bằng mã QR tại đầu đường của xã và đầu ngõ của thôn để phục vụ nhu cầu giao dịch của người dân.
Chủ tịch UBND xã Nguyễn Hữu Phương, cho biết: Hoằng Đồng là 1 trong 5 xã nằm trong Quy hoạch đô thị Thịnh Lộc, do đó việc xây dựng xã NTM nâng cao, kiểu mẫu là nhiệm vụ, nền tảng quan trọng để xã trở thành đô thị văn minh trong tương lai gần.
Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, xã tiếp tục XDNTM phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, thực hiện tốt công tác xã hội hóa trong huy động nguồn lực, huy động tối đa sự vào cuộc của cộng đồng dân cư, tranh thủ sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, con em xa quê... để chung tay góp sức XDNTM.
Đến nay, Hoằng Đồng đã có nhiều thay đổi về kinh tế - xã hội, thu nhập bình quân đầu người tăng 10% so với thời điểm năm 2021. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa phát triển theo hướng chuẩn hóa và xã hội hóa; công tác bảo vệ môi trường có sự chuyển biến rõ nét, cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp.
Theo Việt Hương(Báo Thanh Hóa)
" alt=""/>Hoằng Đồng xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu nổi trội về chuyển đổi số